Tuesday, August 28, 2007

Hôm nay Việt Nam sẽ có nguyệt thực toàn phần


















Ảnh chụp Mặt trăng bị Trái đất che khuất hồi tháng 3/2007, quan sát từ Algeria. (Ảnh: AFP).




Ngày 28/8, những người có mặt ở vùng lòng chảo Thái Bình Dương, từ đông Úc đến bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, sẽ chứng kiến hiện tượng “Gấu ăn trăng” vào lúc 10 giờ 37 phút (GMT) tức là khoảng 17 giờ 37 phút tại Việt Nam. Vì mới là buổi chiều tối nên tại Việt Nam, hiện tượng này sẽ không rõ rệt.


 


Nguyệt thực là hiện tượng khi Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời. Mặt trăng sẽ rơi vào vùng tối của Trái Đất, nên nếu quan sát từ một số nơi trên Trái đất, khi đó, Mặt trăng chỉ còn là một quầng sáng có màu từ da cam sáng đến đỏ sẫm, đồng, và xám sẫm, tùy thuộc vào lượng khí và bụi trong khí quyển bao quanh ánh sáng Mặt trời.


 


Mặt trăng sẽ không biến mất ngay khi diễn ra nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng nguyệt thực sẽ diễn ra trong khoảng 90 phút. 


Thời gian diễn ra nguyệt thực dài nhất từ trước tới nay là 107 phút.


 


Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thời gian gần đây không có các vụ nổ lớn trên bề mặt Mặt trời nên trong lần nguyệt thực này, viền sáng quanh Mặt trăng có thể có màu đỏ rực hoặc da cam.


 




NASA cho biết nơi có thể quan sát rõ nhất hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần này là quần đảo Polynesia, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Những người ở châu Âu và châu Phi sẽ không có may mắn được chứng kiến sự kiện này.


 


Hiện tượng nguyệt thực toàn phần thường vài năm mới xảy ra một lần, nhưng năm nay, đây sẽ là lần thứ hai. Lần trước là vào ngày 3/3.


 


Theo NASA, đợt nguyệt thực tiếp theo, sau ngày mai, sẽ rơi vào ngày 21/2/2008, và phải đến tháng 12/2010 mới có một đợt nữa.


 


Nhật Linh


Theo AFP(dantri.com.vn)



No comments:

Post a Comment